Các giải pháp

Danh mục sản phẩm

Giới thiệu

Sản phẩm nổi bật

Tin tức nổi bật

Giải pháp ổn định PH trong nuôi tôm

Ngày đăng 20/09/2023

CÁC GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH PH TRONG NUÔI TÔM

Độ pH trong nuôi trồng thủy sản là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sự phát triển thủy sản. Khi pH tăng cao, nhà nông cần tìm cách giảm độ pH trong ao nuôi để trở về mức ổn định mỗi khi nó tăng cao và ngược lại. Tuy nhiên, việc kiểm soát độ pH là không hề dễ bởi những tác nhân bên ngoài như thời tiết và các sinh vật phù du biến đổi.

1/Những nguyên nhân mất ổn định  giải pháp pH trong ao nuôi 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến độ mất ổn định pH  trong ao nuôi bị mất cân bằng. Nếu muốn áp dụng cách giảm độ pH trong ao nuôi hoặc tăng lên được chính xác và hiệu quả thì nhà nông cần lưu ý:

  • Đặc tính nền đất: Đất phèn sẽ có hàm lượng axit cao hơn bình thường. Quá trình oxy hóa của các chất đã tạo ra nhiều ion H+, điều này sẽ làm độ pH bị giảm một cách đột ngột và gây ảnh hưởng xấu cho ao.
  • Thời tiết: Những cơn mưa kéo dài làm rửa trôi phèn và làm lượng nước trong ao bị biến động. Bên cạnh đó, thành phần nước mưa có axit cũng làm cho pH trong ao bị giảm.
  • Sự quang hợp từ tảo và các loài thực vật phù du: Vào ban ngày, tảo và các loài thực vật sẽ lấy CO2 từ môi trường nước và không khí để thực hiện quá trình quang hợp, dẫn đến pH bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, khi chất dinh dưỡng và phân bón có thành phần hóa học tạo màu quá nhiều sẽ làm tảo phát triển vượt kiểm soát và dẫn đến pH tăng rất cao (8,8 – 9,1) vào các buổi chiều. Nhưng khi tảo tàn thì lượng pH lại giảm đột ngột nên bà con không được áp dụng cách giảm độ pH trong ao nuôi vào lúc này.
  • Hàm lượng kim loại nặng: Trong đất và nước ao có chứa hàm lượng COvà kim loại nặng. Khi hàm lượng kim loại nặng càng cao thì sẽ làm pH bị hạ xuống thấp.
  • Phản ứng nitrat hóa: Các vi khuẩn, vi sinh vật khi phân giải chất thải thủy sản sẽ làm nồng độ kiềm tăng giảm thất thường, tác động đến pH của nước.
  • Một số nguyên nhân khác như nước ao cũ, lâu ngày không thay, nồng độ oxy không đủ đáp ứng,… cũng làm cho độ pH thay đổi bất thường.

2/Rủi ro khi không kiểm  soát ổn định độ và giải pháp pH nuôi tôm 

Để kiểm soát được độ pH trong ao luôn nằm ở mức ổn định là rất khó bởi có rất nhiều tác động gây ảnh hưởng đến độ pH. Sau đây là một số rủi ro sẽ xảy ra nếu nhà nông không biết cách tăng hoặc cách giảm độ pH trong ao nuôi tùy vào từng trường hợp:

Khi pH thấp (pH < 6,5)

Độ pH giảm quá thấp sẽ làm tôm, cá…bị mềm vỏ, gây nên tình trạng trao đổi chất bị hạn chế ở thủy sản. Điều này làm cho khả năng lưu trữ khoáng của thủy sản bị suy giảm nghiêm trọng và có nguy cơ gây chết hàng loạt.

Cá chết hàng loạt do pH bị hạ thấp đột ngột
Cá chết hàng loạt do pH bị hạ thấp đột ngột

Khi pH cao (pH > 8,5)

  • Ở cá, nếu pH > 9,0 có thể xảy ra tình trạng tự nhiễm độc ammonia. Tình trạng này thường xuất hiện vào những ngày nắng gắt hoặc do bón phân và cho thủy sản ăn quá nhiều hàm lượng đạm.
  • Độ pH quá cao sẽ làm quá trình trao đổi chất của các loài thủy sản tăng nhanh đột ngột, khiến chúng không kịp thích nghi nên dễ sinh bệnh thậm chí là chết.

3/ Giải pháp ổn định PH trong nuôi tôm

Có thể nói, quá trình kiểm soát độ pH không hề đơn giản. Ngay khi vét bùn, chuẩn bị ao nuôi thì quá trình này phải được xem xét kỹ.

Trong khi nuôi, bà con nên lưu ý:

  • Độ pH sẽ thấp nhất lúc 5 – 6 giờ sáng và cao nhất lúc 2 – 3 giờ chiều. Vì vậy, bà con cần kiểm tra mỗi ngày 2 lần để kịp thời giải quyết cho sự chênh lệch cũng như đưa ta cách tăng hoặc cách giảm độ pH trong ao nuôi sao cho cân bằng nhất.
  • Sử dụng thiết bị đo chuyên dụng để kiểm tra pH.
  • Có 2 loại máy đo pH được sử dụng phổ biến là máy đo và bút đo. Tùy vào nhu cầu sử dụng và quy mô ao nuôi mà bà con có thể lựa chọn cho mình loại máy đo pH phù hợp.

Sau đây, mời bà con cùng xem qua 2 cách kiểm soát độ pH trong ao nuôi đơn giản mà hiệu quả:

Cách tăng độ pH trong ao nuôi tôm 

  • Trước khi bắt đầu mùa vụ nuôi trồng, bà con không nên phơi ao quá khô đối với những ao nuôi có nền đất phèn.
  • Bổ sung thêm phân và khoáng chất bằng cách bón phân chuồng dưới đáy ao trước khi cho nước vào. Lượng phân chuồng phù hợp nhất từ 25  30 kg/m2.
  • Hạn chế sử dụng Ca(OH)2 và CaO cho ao nuôi vì sẽ làm tăng pH rất nhanh, gây ảnh hưởng không tốt đến thủy sản.
  • Vệ sinh, dọn dẹp thường xuyên các chất thải hữu cơ trong ao. Hạn chế lá cây rơi xuống ao để pH không bị giảm quá thấp.
tuoi voi
Người dân cần bổ sung thêm vi sinh thủy sản, phân hữu cơ và các khoáng chất trong quá trình nuôi thủy sản

Cách giảm độ pH trong ao nuôi 

  • Cách giảm độ pH trong ao nuôi hiệu quả và an toàn nhất cho thủy sản là dùng rỉ đường. Bà con nên ngâm rỉ đường với men vi sinh với liều lượng 3 kg/1.000 m3 rồi đổ khắp ao để giảm độ pH.
  • Dùng axit citric pha với nước cũng là cách giảm độ pH trong ao nuôi được sử dụng nhiều hiện nay. Tuy nhiên, tác dụng giảm pH của axit citric khá cao và hàm lượng lớn có thể ảnh hưởng thủy sản nên cần được tính toán sử dụng hợp lý. Thông thường, pH giảm từ 10 về 8 thì cần 1g axit citric/1.000 m3 (15 g/ha, độ sâu của nước là 1,5m).
  • Bơm oxy bằng quạt nước liên tục cả ngày để lượng oxy trong ao đầy đủ.
  • Ngoài ra, độ trong của nước cũng ảnh hưởng đến độ pH, mức độ phù hợp nhất khoảng 30 cm.
  • Khi tảo phát triển mạnh có thể tạo nên hiện tượng nở hoa tăng độ quang hợp làm biến động pH. Để giảm độ pH trong trường hợp này, bà con cần sử dụng formol liều lượng 3  4 ml/m3 tưới quanh ao để giảm sự phát triển của tảo.
  • Bên cạnh đó, bà con còn có thể sử dụng phèn nhôm hoặc thạch cao (theo liều lượng chỉ định) để giảm độ pH trong ao.
  • Một cách giảm độ pH trong ao nuôi nữa là dùng giấm với liều lượng 3  5 kg/1.000 m3 cũng giúp giảm pH nhanh chóng.
  • Khi pH ổn định, bà con nên dùng thêm chế phẩm vi sinh và các loại hóa chất tạo màu nước, giảm khí độc cho ao nuôi.
may do oxy hoa tan
Sử dụng máy đo oxy hòa tan để đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cho thủy sản

Rủi ro khi không kiểm soát được độ pH mang lại là rất lớn. Bà con sẽ tốn nhiều thời gian và công sức nhưng chưa chắc khắc phục được nếu không biết cách điều chỉnh độ pH phù hợp. Vì vậy, nhà nông cần tìm hiểu kỹ về nguyên nhân, cách phòng tránh cũng như cách xử lý sự thay đổi đột ngột pH trong ao nuôi. Mỗi vùng miền sẽ có những đặc điểm tự nhiên khác nhau, do đó cần tìm cách tăng hoặc cách giảm độ pH trong ao nuôi sao cho phù hợp nhất để mang lại hiệu suất suất tối ưu hơn. Chúc bà con tìm được cách kiểm soát pH tốt nhất và có vụ mùa thắng lợi!

 

 

0983-952-799