Các giải pháp

Danh mục sản phẩm

Giới thiệu

Sản phẩm nổi bật

Tin tức nổi bật

Kiểm soát ngưỡng chịu đựng của ao nuôi tôm

Ngày đăng 26/12/2023

Kiểm soát ngưỡng chịu đựng của ao nuôi tôm?

Thuật ngữ “ngưỡng chịu đựng của ao nuôi tôm” cũng không quá xa lạ với bà con đã nuôi tôm lâu năm. Tuy nhiên đối với người nuôi mới, thuật ngữ này lại khá mới mẻ. Hãy cùng Rạng Đông  tìm hiểu chi tiết hơn về “Ngưỡng chịu đựng của ao nuôi tôm là gì?” và “Làm thế nào để kiểm soát ngưỡng chịu đựng của ao nuôi tôm?” qua bài viết dưới đây.Tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi được 50.100 ha tôm nước lợ, đạt 111,3% kế hoạch, trong đó có hơn 14.000 ha bị thiệt hại, chiếm khoảng 28% diện tích thả nuôi, tập trung ở huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu.

Kiểm soát chịu đựng con tôm

1)Ngưỡng chịu đựng của ao nuôi tôm là gì?

Ngưỡng chịu đựng của ao nuôi tôm là khối lượng tôm tối đa cho phép để duy trì trong ao mà ao nuôi có thể gánh nổi để đảm bảo sự phát triển của tôm và chất lượng nước nuôi.

Ngưỡng chịu đựng của ao nuôi tôm cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, đó là:

  • Hạ tầng của ao nuôi, là các thông số và đặc điểm vật lý của ao nuôi như đáy ao (là ao đất hay ao bạt), bờ ao (ao bạt bờ hay không bạt bờ), độ sâu của ao là bao nhiêu.
  • Trang thiết bị lắp đặt cho ao nuôi tôm như máy quạt (có bao nhiêu máy quạt, lắp ở những vị trí nào), máy thổi khí (có bao nhiêu máy thổi khí, vị trí và công suất thổi khí ra sao).
  • Chất lượng tôm giống.
  • Chuyên môn về kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý, kiểm soát của người nuôi.

Thả tôm cho khác vào đêm khuya

2)Ao nuôi tôm bị vượt ngưỡng chịu đựng khi nào? 

Thông thường, có một số trường hợp dưới đây khiến ao nuôi tôm bị vượt ngưỡng chịu đựng là:

  • Công tác chuẩn bị và kiểm soát các yếu tố của ao nuôi chưa đảm bảo.
  • Thả giống với mật độ cao.
  • Không thu tỉa tôm, khiến khối lượng tôm/mét vuông tăng cao.

Khi ao nuôi tôm bị vượt ngưỡng chịu đựng, hai hậu quả lớn nhất mà nó gây ra là: Môi trường ao nuôi bị ô nhiễm và tôm rất dễ bị nhiễm bệnh (hai hậu quả này cũng có sự liên quan mật thiết với nhau).

Môi trường ao nuôi bị ô nhiễm là do khi ao nuôi tôm bị vượt ngưỡng chịu đựng thì chất thải trong ao sẽ tích tụ ngày càng nhiều (điển hình là thức ăn thừa, phân tôm, xác tảo…), đặc biệt là chúng sẽ tăng lên ngày càng nhanh khi càng về gần cuối vụ nuôi, làm đáy ao hình thành lớp bùn đen và xảy ra quá trình phân hủy kỵ khí chất hữu cơ – quá trình này làm sản sinh khí độc H2S – nguyên nhân làm tôm rớt đáy. Chưa kể đến việc chất thải nhiều cũng tạo điều kiện cho các loài tảo độc sinh sôi và phát triển, chúng sẽ tranh giành oxy với tôm và khi tảo tàn sẽ làm ô nhiễm nước.

Tôm dễ nhiễm bệnh là do sự lớn lên từng ngày của tôm làm tổng khối lượng tôm trong ao ngày một tăng, ao nuôi tôm trở nên chật hẹp hơn khiến mỗi con tôm trong ao có ít không gian hơn để phát triển. Điều này dễ khiến tôm xảy ra stress, cộng với môi trường ao nuôi bị ô nhiễm là nguyên nhân làm tôm nhiễm bệnh khiến người nuôi tốn kém chi phí và thời gian để điều trị bệnh. Nhiều trường hợp không điều trị được phải thu tôm khẩn cấp khi tôm chưa đạt size mong muốn làm giá bán giảm, lợi nhuận giảm, thậm chí thua lỗ.

Ao nuôi của Rạng Đông đạt đầu con

3)Làm thế nào để kiểm soát ngưỡng chịu đựng của ao nuôi tôm?

Để kiểm soát ngưỡng chịu đựng của ao nuôi tôm, những việc bà con cần làm là:

  • Đảm bảo hạ tầng ao nuôi phù hợp để thả giống: Đối với mô hình nuôi tôm công nghiệp mà nhiều bà con đang hướng đến hiện nay, ao nuôi tôm cần có độ sâu đạt từ 2-2,5 mét, lượng nước trong ao cần duy trì liên tục trong khoảng từ 1,2-1,4 mét (trường hợp nếu nuôi tôm với mô hình ao đất-bạt bờ thì duy trì mực nước từ 1,6-1,8 mét).
  • Thả tôm giống với mật độ phù hợp: Nếu bà con nuôi tôm thẻ chân trắng thì mật độ thả nuôi dao động từ 30-60 con/mét vuông (đối với ao đất) và 150-200 con/mét vuông (đối với ao bạt). Nếu bà con nuôi tôm sú theo mô hình nuôi thâm canh, mật độ thả dao động từ 15-20 con/mét vuông; đối với mô hình nuôi bán thâm canh là 8-14 con/mét vuông. Bà con không nên thả tôm với tâm lý “thả dày để trừ hao hụt” như vậy sẽ vô tình gây áp lực lên ao nuôi và không đảm bảo chất lượng mùa vụ. (Tham khảo: thả tôm đúng cách)
  • Lắp đặt đầy đủ hệ thống cung cấp oxy cho tôm: Bao gồm quạt nước và hệ thống sục khí, đảm bảo tại mọi vị trí trong ao nuôi, hàm lượng oxy hòa tan đo được > 4mg/l.
  • Thường xuyên theo dõi và kiểm soát các thông số môi trường ao nuôi như độ pH, độ kiềm, oxy hòa tan, độ trong, khí độc (NH3, NO2, H2S)… để kịp thời đưa ra phương án xử lý khi có bất thường. Sử dụng men vi sinh tôm định kỳ để kiểm soát chất lượng nước ao (AQUA C – phân hủy lợn cợn, phân tôm, thức ăn thừa; AQUA N1 – kiểm soát khí độc NH3, NO2; AQUA SA – kiểm soát bùn đáy, nhớt bạt).

Thu tôm tấn nhờ Rạng Đông

4) Kết luận lầm thế nào kiểm soát ngưỡng chịu đựng ao nuôi tôm

Để có môi trường tốt cho tôm phát triển, phụ thuộc nhiều vào hệ thống hạ tầng ao nuôi và lượng giống thả vào ao. Theo đó, ao nuôi tôm công nghiệp cần có độ sâu từ 2 – 2,5m, đảm bảo giữ được nước cao nhất từ 1,6 – 1,8m. Mật độ thả hợp lý đối với tôm sú nuôi thâm canh 15 – 20 con/m2, bán thâm canh 8 – 14 con/m2; tôm thẻ chân trắng 30 – 80 con/m2.

Ngoài ra trong quá trình nuôi cần đảm bảo máy quạt đầy đủ, người nuôi nắm vững kỹ thuật và có kinh nghiệm trong ổn định các chỉ số môi trường ao nuôi khi có biến động do thời tiết. Thạc sĩ Trịnh Mỹ Yến – Chi Cục Thú y tỉnh Sóc Trăng khuyến cáo: “Bà con lưu ý sau những cơn mưa kéo dài nên kiểm tra lại độ pH trong ao. Nếu độ pH giảm thấp thì dùng vôi nông nghiệp hòa tan trong nước với liều lượng từ 10 đến 20kg cho 1.000 mét khối nước; duy trì mực nước trong ao từ 1,3m đến 1,8m để tránh sự biến động của yếu tố môi trường. Đối với hiện tượng Tảo tàn, bà con có thể bón phân vi sinh, để khử khí độc trong ao thì bà con nên sử dụng men vi sinh định kỳ”.

Chất lượng con giống thả nuôi cũng góp phần quyết định cho việc kiểm soát ngưỡng chịu đựng của ao tôm. Ngoài ra, trước khi tôm đạt ngưỡng, người nuôi cần chủ động thu tỉa để tạo môi trường thông thoáng giúp tôm phát triển tiếp hoặc tăng cường quạt khí, kiểm soát mật độ tảo thích hợp cho ao nuôi.

CÁC TIN TỨC KHÁC BIỆT

 

0983-952-799