Các giải pháp

Danh mục sản phẩm

Giới thiệu

Sản phẩm nổi bật

Tin tức nổi bật

Tôm bị cong thân đục cơ

Ngày đăng 25/10/2023

TÔM BỊ CONG THÂN ĐỤC CƠ

Tôm bị cong thân, đục cơ thường xuất hiện phổ biển tại các hộ nuôi ở ĐBSCL. Tôm bị nhiễm bệnh chủ yếu ở giai đoạn từ 10 ngày tuổi trở lên, nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ sống và gây thiệt hại lớn về tiền và của. Vậy  tôm bị cong thân đục cơ là gì và giải pháp phòng ngừa tốt nhất hiện nay? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Tôm bị cong thân đục cơ

Tôm bị cong thân đục cơ ảnh hưởng đến chất lượng con tôm. Vì Thế bà con cần lưu lý khi nuôi tôm

1/ Dấu hiệu nhận biết tôm bị cong thân đục cơ 

Cơ thịt tôm có màu trắng đục, cơ thể bị co lại hình chữ C, tôm không tự duỗi thẳng ra được. Hiện tượng này thường xuất hiện khi thăm nhá, chài thăm tôm và khi tôm nhảy lên khỏi mặt nước đồng loạt.

Bệnh đục cơ, cong thân ở tôm thẻ chân trắng có thể xuất hiện ở giai đoạn tôm từ 10 ngày tuổi đến khi thu hoạch, đặc biệt hiện tượng thường xảy ra vào mùa mưa, khi các yếu tố trong ao nuôi bị biến động mạnh, nhất là biến động nhiệt độ và thiếu khoáng chất trong ao tôm. Bệnh không gây chết hàng loạt nhưng sẽ gây thất thoát đáng kể cho người nuôi. Tôm sẽ có các biểu hiện như mô cơ trở nên trắng đục, đôi khi là màu cam hoặc đỏ hồng, thân cong không thể duỗi ra được, tôm sẽ chết sau một thời gian nhiễm bệnh. Bài viết hôm nay, chuyên gia của chúng tôi sẽ liệt kê các nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị tôm bị bệnh cong thân, đục cơ.

Tôm bị cong thân đục cơ ảnh hưởng đến chất lượng con tôm. Vì Thế bà con cần lưu lý khi nuôi tôm CÀI ĐẶT HIỂN THỊ

 

2/Các nguyên nhân khiến tôm bị cong thân đục cơ

  1. Bệnh do sốc môi trường

 

+ Thường xảy ra khi nhấc nhá (sàn, vó) lên khỏi mặt nước vào ban ngày, khi nhiệt độ rất nóng, chài tôm khi trời nắng nóng. Tôm nhảy lên và búng mạnh, rồi sau đó một số con bị cong thân. Đuôi uốn cong chạm đến phần giáp ngực, cùng lúc đó mô cơ chạy dọc theo phần giữa cơ thể sẽ trở nên trắng đục. Sau khi được thả trở lại ao, tất cả tôm cong thân đều sẽ chết vì không có khả năng tự duỗi thẳng.

+ Khi tắt toàn bộ quạt nước lúc cho tôm ăn rồi bật quạt chạy trở lại, việc các dàn quạt hoạt động trở lại có thể khiến tôm “giật mình” và nhiều con nhảy lên mặt nước tạo thành “làn sóng” chạy dọc theo ao. Hiện tượng này thường xảy ra vào lúc khuya, một vài con bị cong thân khi tiếp xúc với không khí và chuyển sang trắng cơ, thường thì người nuôi không chú ý đến hiện tượng này và đến ngày hôm sau mới phát hiện có tôm chết ở trong ao. Vấn đề này thường xảy ra khi thời tiết có nhiệt độ cao và trong ao có nhiều loài tảo giáp phát triển, mật độ tảo giáp cao làm cho nước có màu nâu đỏ và tôm yếu đi.

+ Khi kéo lưới để bắt tôm cho mục đích thu tỉa hay sang ao, một số tôm sẽ bị stress và một phần hay toàn bộ cơ thịt của nó sẽ bị trắng đục, hoặc thỉnh thoảng có sự pha lẫn giữa màu trắng và màu tối khác thường như màu cam hoặc màu đỏ hồng. Hầu hết tôm có màu khác thường này sẽ chết, những con khác bị nhẹ nếu có hồi phục thì cũng mất vài ngày màu sắc cơ thể mới trở lại bình thường.

  • 2. Bệnh do thiếu oxy

Lượng Oxy hòa tan trong nước thấp nếu như không lắp đủ các dàn quạt nước tương ứng với số tôm trong ao. Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ tăng lên trong suốt vụ nuôi và đây là nguyên nhân làm lượng oxy trong nước giảm xuống thấp, chất thải hữu cơ tích tụ trong ao sẽ được vi sinh phân huỷ và hoạt động sống của chúng cần lượng lớn oxy. Khi trời có nhiều mây mù hoặc mưa trong vài ngày liên tục, tảo sẽ không thể quang hợp tốt và sẽ không tạo ra nhiều oxy, trong khi đó, mọi sinh vật sống trong ao bao gồm tôm, tảo và vi sinh vật đều sử dụng oxy, oxy hoà tan trong nước không đều và rất thấp ở giữa ao, đặc biệt là những ao không có sự trao đổi nước thường xuyên và thả tôm mật độ cao.

  • Bệnh do thiếu các khoáng chất thiết yếu như: Ca, Mn, P, Mg, …
  • Bệnh do virus

Ở vùng nuôi có độ mặn tương đối cao (25 – 35‰), tôm chuyển sang trắng đục ở một số bộ phận trên cơ thể, nhưng nguyên nhân không phải do stress mà thường do vi bào tử trùng (Microsporidian). Ngoài ra, tôm nhiễm virus (IMNV – Infectiuos Myonecrosis Virus) cũng có thể chuyển sang trắng đục. Các điểm hoại tử nhỏ bắt đầu ở phần đuôi rồi sau đó lan dần ra toàn thân. Tỷ lệ chết tích lũy khá cao, khoảng 40 – 70

 

https://tomgiongrangdong.com/cach-tha-tom-giong/

  Tôm bị cong thân đục cơ ảnh hưởng đến chất lượng con tôm. Vì Thế bà con cần lưu lý khi nuôi tôm

3/ Biện pháp khắc phục tôm bị cong thân đục cơ 

– Tăng độ kiềm bằng cách sử dụng vôi CaCO3 10kg/ 1000m3 và Bicarbonate 2kg/1000m3 định kỳ 2 ngày/lần. Độ kiềm lý tưởng CaCO= 140-180 mg/l.

– Bổ sung hàm lượng Canxi và Magie bằng cách sử dụng vôi Dolomite 10kg/1000m3 hoặc các loại khoáng nguyên liệu có chứa Canxi và Magie định kỳ 2 ngày/lần. Hàm lượng lý tưởng Canxi = 400 – 450 mg/l và Magie = 1.300-1.600 mg/l.

– Bổ sung các loại khoáng vi đa lượng vào ao nuôi để cân bằng các khoáng chất trong cơ thể định kỳ 3 ngày/lần.

– Giảm hàm lượng chất hữu cơ: sử dụng men vi sinh định kỳ 7 ngày/lần, Zeolite 10kg / 1000m3  định kỳ 3 ngày/lần, siphon đáy ao hoặc sử dụng keo lắng tụ khi cần thiết.

– Giảm độ phèn trong ao: sử dụng EDTA 2kg/ 1000m3 định kỳ 5 ngày/lần, 1kg/1000m3 sau những lần mưa lớn.

– Sau những lần mưa hoặc nắng nóng kéo dài nên chạy quạt nước, oxy liên tục tránh phân tầng nước, tạt vôi, khoáng hoặc yucca để hấp thu khí độc.

– Khi tôm nhiễm khuẩn: sử dụng BKC 80% 1 lít / 1000m3

– Nên diệt ốc, động vật 2 mảnh vỏ, động vật cạnh tranh độ kiềm với tôm nuôi ngay đầu vụ nuôi.

– Mật độ nuôi thích hợp, độ mặn > 5‰.

* Bệnh có thể xuất hiện sau 10 ngày nuôi và ảnh hưởng  lớn đến tỷ lệ sống. Định kỳ kiểm tra sức khỏe tôm nuôi để có biện pháp phòng trị bệnh kịp thời.

4/Kết Luận

Trên đây là nguyên nhân và cách phòng tránh, điều trị bệnh cong thân đục cơ trên tôm. Tổng hợp các yếu tố gây bệnh phía trên, bà con có thể thấy việc giữ cân bằng hệ vi sinh, vệ sinh môi trường nước ao nuôi định kỳ, ứng phó kịp thời với các tác động thời tiết khi bước vào mùa mưa, kiểm tra con giống và bổ sung các thành phần vitamin và khoáng chất trong ao nuôi là các điều kiện tiên quyết. Những điều này không những giúp phòng tránh được bệnh cong thân, đục cơ mà còn ngăn ngừa được nhiều loại bệnh khác trên tôm. Chúc bà con thành công.

Tham khảo :

https://tomgiongrangdong.com/tiet-kiem-chi-phi-thuc-an/

https://tomgiongrangdong.com/4-dieu-quan-trong-khi-uong-tom-giong/

https://tomgiongrangdong.com/bot-trang-trong-ao-nuoi-tom/

Rạng Đông chúc bà con có một vụ nuôi thành công!!

👍 Fanpage FB: https://www.facebook.com/RangDongthuysan.Trangtrainuoitom.NinhThuan/
👍Tiktok:https://www.tiktok.com/@tomgiongrangdong
👍ZALO:https://www.zalo.com/@tomgiongrangdong
👍 WEBSITE:https://tomgiongrangdong.com/
👉 Hãy liên hệ ngay để được hỗ trợ và tư vấn
📞 HOTLINE : 0983952799

0983-952-799