Các giải pháp

Danh mục sản phẩm

Giới thiệu

Sản phẩm nổi bật

Tin tức nổi bật

Vèo tôm giống xuống ao

Ngày đăng 22/11/2023

Vèo tôm giống xuống ao 

Kỹ thuật ương vèo tôm, mật độ ương tôm là bước đầu tiên rất quan trọng nó quyết định sự thành bại trong nuôi tôm. Bởi vậy kỹ thuật ương vèo tôm rất đáng quan tâm và cần thiết với bất cứ hộ nuôi tôm nào.Ương vèo là hình thức nuôi tôm giống trong một diện tích nhỏ với mật độ rất cao nhằm mục đích giúp tôm con lớn hơn, khỏe mạnh hơn, đồng đều hơn trước khi thả ra ao nuôi, giúp hạn chế được các rủi ro do dịch bệnh, thuận lợi kiểm tra, quản lý lúc tôm còn nhỏ.

Kỹ thuật vèo tôm giống xuống ao

 

1/CÔNG ĐOẠN VÈO TÔM GIỐNG XUỐNG AO

Theo đánh giá của ngành chuyên môn, đây là công đoạn quan trọng, người nuôi không nên bỏ qua.

Công đoạn vèo tôm giống trước khi thả nuôi cũng không phải quá xa lạ với người nuôi tôm. Nhưng, kỹ thuật vèo tôm giống thế nào cho đúng và mang lại kết quả cao nhất thì đa số người dân chưa lắm được. Thời gian vừa qua, để phổ biến kỹ thuật vèo tôm giống, Phân viện Nghiên cứu thủy sản Nam Sông Hậu (thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II) đã làm thí điểm mô hình trên tại một số hộ dân tại ấp kênh 6, xã Tân Bằng, huyện Thới Bình (Cà Mau). Đến nay, mô hình được đánh giá thành công, cho tỷ lệ sống ở giai đoạn ương giống là 70%.

Thời gian vèo tôm từ 15 – 20 ngày, khi tôm đạt kích thước chiều dài 1,8 – 2cm bà con có thể bung ra vuông nuôi
Ông Lê Văn Trúc, Phó Phân viện trưởng Phân viện Nghiên cứu thủy sản nam Sông Hậu cho biết, để vèo tôm thành công, người dân cần đảm bảo các yếu tố cơ bản sau:

Lưới dùng làm vèo có độ thưa chỉ từ 0,3 – 0,5mm. Chiều cao của vèo dao động từ 1 – 1,2m. Khi tiến hành cắm vèo, người dân nên cắm dọc theo các mương nơi có độ sâu nhở hơn 1,4m, thông thoáng để có hàm lượng oxy hoà tan cao, bề ngang vèo khoảng 2 – 2,4m tuỳ theo khổ lưới, chiều dài có thể tính toán tuỳ thuộc vào số lượng tôm cần vèo, nhưng không dài quá 15m để dễ thao tác.

Cần chú ý, khi cắm đáy vèo phải cách đáy ao từ 0,3 – 0,4m nhằm giúp thoát chất thải dễ dàng và đảm bảo lưu thông nước dưới đáy vèo. Mặt trên của lưới vèo phải có lưới che để giảm cường độ ánh sáng chiếu trực tiếp xuống. Trước khi tiến hành thả giống, người dân nên kiểm tra các thông số cơ bản như: pH (từ 7,5 – 8,5), độ kiềm (khoảng 90 – 120) là phù hợp.

tha-tom-giong-an-toan

2/Chuẩn bị ao ương vèo tôm

  • Sử dụng ao nhỏ từ 100-200m2 có mái che, mực nước từ 60-100cm, có hệ thống cấp oxy đầy đủ và đúng tiêu chuẩn.
  • Đặt vị trí trên cao, gần chỗ ở của công nhân để dễ dàng chăm sóc và quản lý, nếu gần ao nuôi để xả xuống ao được bằng van là tốt nhất.
  • Dạng ao nổi, lót bạt hình tròn, có quán tính và độ ly tâm cao nên gom xả thải nhanh, hiệu quả
  • Thi công nhanh, chi phí thấp

2.1Bể nuôi ương vèo tôm  một giai đoạn

Bể nuôi vèo ươm tôm một giai đoạn thường được thiết kế để thả ấu trùng postlarvae từ 2 – 10 mg ương nuôi đến tôm con 100mg, 200mg hoặc 300mg. Bể thường có thể tích 40-200 m3 và được xây dựng dưới dạng nhà kính hoặc che phủ bằng vải.
Hệ thống bể vèo một giai đoạn thường được xây dựng dưới bốn hình dạng khác nhau. Thông thường, chúng có dạng hình tròn với một ống thoát ở trung tâm hoặc hình bầu dục với một tấm chắn lọc ở giữ có khả năng lưu thông tốt để giữ các chất cặn lơ lửng. Bể hình chữ nhật thường có một ống xả nước đối diện với ống nước đầu vào, trong khi hệ thống bể hình chữ nhật xếp chồng lên nhau được sử dụng cho mật độ siêu cao và hiệu quả không gian.
Hầu hết các hệ thống được xây dựng bằng bê tông, khung thép, gỗ, nhựa, sợi thủy tinh hoặc đất được lót bạt hoặc phủ epoxy. Mật độ thả khoảng 8-50 PL/L để sản xuất ra tôm con có khối lượng 0,1 – 0,3 g. Sinh khối thu hoạch cuối cùng có năng suất là 1-5 kg/m3.

2.2Bể nuôi vèo hai giai đoạn

Bể nuôi vèo ươm tôm hai giai đoạn tương tự như hệ thống một một giai đoạn, nhưng hoạt động trên một quy mô lớn hơn.
Lý do sử dụng bể nuôi vèo hai giai đoạn tại các farm nuôi liên quan đến việc thả tôm kích thước lớn hơn vào ao nuôi sẽ tốt hơn là từ hệ thống vèo một giai đoạn.
Các hệ thống này thường được xây dựng với bể hình tròn có ống thoát ở giữa, bể hình bầu dục, bể hình chữ nhật hoặc ao với các kích thước khác nhau từ 300 đến 7.500 m3. Tôm giống có khối lượng 0,1 đến 0,3g được thả từ hệ thống vèo một giai đoạn. Mật độ khoảng 0.5 – 5.0 PL/L để sản xuất tôm có trọng lượng khi thu hoạch là 1-3 g. Khối lượng sinh khối khi thu hoạch là từ 1-3 kg/m3.

3/Lựa chọn vị trí xây dựng vèo tôm giống xuống ao 

Tại các farm, trại vèo nên được đặt gần các kênh tiêu hoặc trước trạm bơm để cho phép thoát nước và phơi khô hồ chứa mà không ảnh hưởng đến hoạt động của farm. Hệ thống thoát nước nên nằm cách xa kênh lấy nước vào.
Để giảm chi phí, vị trí các trại vèo nên gần nguồn điện chính và nguồn điện dự phòng trong trường hợp khẩn cấp. Nếu có thể, nó phải được đặt gần khu vực quản lý chính của trang trại – gần văn phòng, phòng vật tư và nhân viên. Lý tưởng nhất, cơ sở phải được xây dựng ở độ cao vừa đủ để thoát nước tốt và không quá 10 phút đi tới ao xa nhất.

vèo tôm giống tại ao Rạng Đông

vèo tôm giống tại ao Rạng Đông

4/Lưa ý khi vèo tôm giống xuống ao

Công đoạn vèo tôm giống trước khi thả nuôi cũng không phải quá xa lạ với người nuôi tôm. Nhưng, kỹ thuật vèo tôm giống thế nào cho đúng và mang lại kết quả cao nhất thì đa số người dân chưa lắm được. Thời gian vừa qua, để phổ biến kỹ thuật vèo tôm giống, Phân viện Nghiên cứu thủy sản Nam Sông Hậu (thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II) đã làm thí điểm mô hình trên tại một số hộ dân tại ấp kênh 6, xã Tân Bằng, huyện Thới Bình (Cà Mau). Đến nay, mô hình được đánh giá thành công, cho tỷ lệ sống ở giai đoạn ương giống là 70%.

Thời gian vèo tôm từ 15 – 20 ngày, khi tôm đạt kích thước chiều dài 1,8 – 2cm bà con có thể bung ra vuông nuôi
Ông Lê Văn Trúc, Phó Phân viện trưởng Phân viện Nghiên cứu thủy sản nam Sông Hậu cho biết, để vèo tôm thành công, người dân cần đảm bảo các yếu tố cơ bản sau:

Lưới dùng làm vèo có độ thưa chỉ từ 0,3 – 0,5mm. Chiều cao của vèo dao động từ 1 – 1,2m. Khi tiến hành cắm vèo, người dân nên cắm dọc theo các mương nơi có độ sâu nhở hơn 1,4m, thông thoáng để có hàm lượng oxy hoà tan cao, bề ngang vèo khoảng 2 – 2,4m tuỳ theo khổ lưới, chiều dài có thể tính toán tuỳ thuộc vào số lượng tôm cần vèo, nhưng không dài quá 15m để dễ thao tác.

Cần chú ý, khi cắm đáy vèo phải cách đáy ao từ 0,3 – 0,4m nhằm giúp thoát chất thải dễ dàng và đảm bảo lưu thông nước dưới đáy vèo. Mặt trên của lưới vèo phải có lưới che để giảm cường độ ánh sáng chiếu trực tiếp xuống. Trước khi tiến hành thả giống, người dân nên kiểm tra các thông số cơ bản như: pH (từ 7,5 – 8,5), độ kiềm (khoảng 90 – 120) là phù hợp.

 

CÁC TIN TỨC KHÁC BIỆT

0983-952-799