Các giải pháp

Danh mục sản phẩm

Giới thiệu

Sản phẩm nổi bật

Tin tức nổi bật

Bệnh EHP trên tôm

Ngày đăng 04/10/2023

BỆNH EHP TRÊN CON TÔM 

Là một trong những loại bệnh xuất hiện khá phổ biến, bệnh EHP trên tôm rất được bà con nuôi tôm quan tâm. Vậy bệnh EHP trên tôm là gì? Hãy cùng Rạng đông  tìm hiểu về căn bệnh này cũng như cách kiểm tra tôm bị nhiễm EHP qua bài viết dưới đây.Bệnh do vi bào tử trùng nhiễm trùng thuộc họ Microsporidia chủng loại Enterocytozoon hepatopanaei hay gọi tắt là EHP. Vi bào tử trùng có kích thước rất nhỏ gần như vi khuẩn, và khi tôm bị nhiễm vi bào tử trùng EHP làm cho tôm yếu và tạo điều kiện cho các dòng khuẩn Vibrio tấn công và gây bệnh.

 

1/Bệnh EHP trên tôm là gì?

EHP là bệnh vi bào tử trùng, do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, vì vậy người ta thường hay gọi ngắn gọn là bệnh EHP.

Ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei là một loại vi bào tử trùng ký sinh gây nhiễm trên tuyến gan tụy của tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Nó sẽ khiến cho tôm bị chậm lớn, nhiễm trùng mãn tính, hoặc nghiêm trọng hơn nữa là khiến tôm chết dù tỷ lệ chết không cao. Điều này khiến giá trị tôm thành phẩm giảm, chi phí đầu tư cao do tôm vẫn tiêu thụ thức ăn như bình thường nhưng lại không lớn.

Cấu tạo của một loại ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP).

Hình 1. Cấu tạo của một loại ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP).

Bệnh EHP trên tôm xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2015. Theo thông tin từ Tổng cục Thủy sản, bệnh EHP hiện đang là một trong những căn bệnh có chiều hướng gia tăng, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho bà con nuôi tôm.

Các ao nuôi có tôm bị nhiễm bệnh EHP sẽ chỉ có mức độ tăng trưởng nằm trong khoảng từ 10 – 40% so với các ao bình thường. Tôm không chỉ chậm lớn mà kích thước của tôm cũng sẽ không đồng đều. Thông thường, ở các ao nuôi có tôm nhiễm bệnh phân trắng sẽ thường được phát hiện nhiễm cả bệnh EHP (tỷ lệ nhiễm EHP trong các ao xuất hiện bệnh phân trắng lên đến 96%).

Bà con nuôi tôm cần phải trang bị đầy đủ kiến thức về căn bệnh EHP này, nguồn gốc gây bệnh và các dấu hiệu nhận biết để có các biện pháp phòng tránh cũng như phát hiện kịp thời để xử lý. Bởi lẽ, bệnh EHP trên tôm là một căn bệnh chưa có giải pháp điều trị hiệu quả, và một khi đã lây truyền sẽ khó không chế.

2/CƠ CHẾ GÂY BỆNH EHP TRÊN TÔM LÀ GÌ 

Phần quan trọng của vi bào tử là bên trong có rất nhiều ống cuộn lại với nhau. Ở phần đầu có 1 đường ống có thể vươn ra khỏi bào tử để bám vào vỏ (da) tôm trong quá trình tôm đang và sau lột xác hoặc bám kí sinh vào những sinh vật khác và tiết chất độc gây bệnh vào cơ thể tôm.  Những vật mang mầm bệnh theo đường ống này làm cho tôm dễ dàng bị nhiễm khuẩn. Bên trong vi bào tử trùng EHP không có Mitochondrian (ty thể) nên không thể tự tạo năng lượng. Vì vậy, chúng cần phải sống nhờ vào năng lượng từ các tế bào trong cơ thể tôm để phân chia tế bào được nhiều hơn, làm cho các bộ phận nhiễm EHP khiến cho tôm chết nhanh với số lượng nhiều..

3/CÁCH ĐỂ KIỂM TRA EHP TRÊN TÔM

– Quan sát các dấu hiệu ngoài cơ thể (mắt, biểu bì cơ, ruột)

Tôm bị nhiễm bệnh EHP sẽ có lớp biểu bì mỏng, cơ màu trắng như một biểu hiện của việc tôm đang bị stress. Cuống mắt của tôm sẽ xuất hiện các đốm màu đen trên cuống mắt, trong mô cơ và dọc theo ruột sau tôm.

Dấu hiệu nhận biết bệnh EHP trên tôm.

Hình 2. Dấu hiệu nhận biết bệnh EHP trên tôm.

Khi EHP lây nhiễm vào các ống của tuyến gan tụy làm bong tróc các tế bào, vì thế làm ảnh hưởng tới khả năng tiêu hoá của tôm. Hệ luỵ tiếp theo là tôm sẽ không thể tiêu hóa thức hay và tái thiết các biểu mô bị hư, tôm sẽ giảm cảm giác thèm ăn và chậm lớn.

– Quan sát đường ruột, kích thước tôm theo giai đoạn ngày nuôi

Cụ thể hơn, bà con có thể quan sát bằng mắt thường ở 2 giai đoạn sau của tôm để nhận biết tôm có thể đang nhiễm bệnh EHP:

  • Sau 20 – 30 ngày tuổi: Tôm chậm lớn, kích thước không đồng đều. Xuất hiện tình trạng mềm vỏ, khả năng ăn giảm sút, ruột rỗng, phân đứt khúc, đường ruột tôm cong, cơ đục, nhiều đốm trắng, chết rải rác. Một vài con có thể bị ruột xoắn, không chặt chẽ.

Hình ảnh tôm bị EHP, đường ruột bị lò xo.

Hình 3. Hình ảnh tôm bị EHP, đường ruột bị lò xo.

  • Sau khi tôm đạt trọng lượng từ 3 đến 4 gam/con (size 200 con/kg), tôm chậm lớn cho tới lúc tôm 90 ngày tuổi.

3/ CÁCH TRỊ BỆNH VÀ PHÒNG BỆNH EHP TRÊN TÔM

Trong vùng dịch – Tôm chưa nhiễm bệnh

  1. Xử lý môi trường:
  • Không tiếp xúc với các ao đã nhiễm EHP.
  • Khử trùng dụng cụ bằng VIRID EHP.
  • Rãi vôi (CaO) quanh ao để hạn chế sự lây lan.
  • Nước ao lắng phải được lọc sạch và sử lý bằng KILL VIO nhằm loại bỏ các vật chủ trung giang.
  1. Cho ăn:
  • E-KONTROL: 5ml/ 1kg thức ăn, cho ăn 1 cử/ 1 ngày, cho đến khi tôm đặt từ 60-70 ngày tuổi (hoặc đến lúc tôm ổn định).
  • Cho ăn 5 ngày liên tục 1 cử / 1 ngày, theo chu kỳ 7-10 ngày lập lại 1 lần.

Xử lý môi trường:

  • Sang thưa mật độ.
  • Xiphong thường xuyên hạn chế chất thải của tôm nuôi.
  • Tăng cường dùng vi sinh BIO BZT phân hủy mùn bả hữu cơ.
  • Sử dụng Goldine99 500ml/1000m3

Cho ăn:

  • Tăng cường HI GROW (5ml/kg) nhằm tăng hàm lượng dinh dưỡng cho tôm nuôi.
  • E-KONTROL: trộn 10ml/ 1 kg thức ăn + MAXLIVE (10ml/kg) cho ăn 2 cử trong ngày, sử dụng liên tục trong 7 ngày. Sau 3 ngày cho ăn đem tôm đi chạy mẫu PCR.

Phòng bệnh (ngăn ngừa tái phát sau nhiễm bệnh)

  • E-KONTROL: 5ml/ 1kg thức ăn, cho ăn 1 cử/ ngày. Cho đến khi tôm đạt 60-70 ngày tuổi (hoặc đến lúc tôm ổn định)
  • Cho ăn 5 ngày liên tục 1 cử/ 1 ngày, theo chu kỳ 7-10 ngày lập lại 1 lần.

Trong vùng dịch – Tôm chưa nhiễm bệnh

  1. Xử lý môi trường:
  • Không tiếp xúc với các ao đã nhiễm EHP.
  • Khử trùng dụng cụ bằng VIRID EHP.
  • Rãi vôi (CaO) quanh ao để hạn chế sự lây lan.
  • Nước ao lắng phải được lọc sạch và sử lý bằng KILL VIO nhằm loại bỏ các vật chủ trung giang.
  1. Cho ăn:
  • E-KONTROL: 5ml/ 1kg thức ăn, cho ăn 1 cử/ 1 ngày, cho đến khi tôm đặt từ 60-70 ngày tuổi (hoặc đến lúc tôm ổn định).
  • Cho ăn 5 ngày liên tục 1 cử / 1 ngày, theo chu kỳ 7-10 ngày lập lại 1 lần.

Tham khảo :

https://tomgiongrangdong.com/tiet-kiem-chi-phi-thuc-an/

https://tomgiongrangdong.com/4-dieu-quan-trong-khi-uong-tom-giong/

https://tomgiongrangdong.com/bot-trang-trong-ao-nuoi-tom/

Rạng Đông chúc bà con có một vụ nuôi thành công!!

👍 Fanpage FB: https://www.facebook.com/RangDongthuysan.Trangtrainuoitom.NinhThuan/
👍Tiktok:https://www.tiktok.com/@tomgiongrangdong
👍ZALO:https://www.zalo.com/@tomgiongrangdong
👍 WEBSITE:https://tomgiongrangdong.com/
👉 Hãy liên hệ ngay để được hỗ trợ và tư vấn
📞 HOTLINE : 0983952799

 

0983-952-799