Các giải pháp

Danh mục sản phẩm

Giới thiệu

Sản phẩm nổi bật

Tin tức nổi bật

Chọn địa điểm và xây dựng ao nuôi tôm

Ngày đăng 11/06/2024

Chọn địa điểm và xây dựng ao nuôi tôm

 

Nên lựa chọn những địa điểm nước không bị ô nhiễm, có hệ thống cấp thoát nước đầy đủ, có nguồn cung cấp nước mặn đầy đủ, (nếu có thêm nguồn nước ngọt sạch thì càng tốt).Cụ thể hơn, chất lượng nguồn nước phải đảm bảo các chỉ số sau:

+ Độ mặn: độ mặn là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá nên sử dụng nguồn nước này hay không. Khi lựa chọn nuôi tôm thẻ chân trắng hay tôm sú thì độ mặn thích hợp là từ 5-35‰

+ pH: độ pH của nước là yếu tố có thể thay đổi nếu bạn biết cách kiểm soát nguồn nước. pH tối ưu cho nuôi tôm là từ 7.5 đến 8.5.

+ Độ kiềm (KH): là khả năng giữ độ pH ổn định được đo bằng đơn vị mg/l CaCO3. Độ kiềm phù hợp trong ao nuôi tầm khoảng 100 – 150 mg/l.

+ Độ trong: Nước trong hay đục là do ảnh hưởng của độ phù sa, tảo hay vi khuẩn,… Cần đảm bảo độ trong vừa đủ như là kiểm soát mật độ tảo vừa đủ để cung cấp oxy hòa tan cho ao nuôi.

+ Độ cứng (GH): đây được xem là yếu tố để đo tổng lượng khoáng chất cần cho ao tôm là Ca ; Mg ; K trong nước. Nếu chọn môi trường nước lợ để nuôi tôm  thì tỉ lệ Mg:Ca:K phải bằng với nước biển để tôm có thể phát triển. Chi tiết trong bảng sau

Độ mặn Ca (mg/l) Mg (mg/l) K (mg/l) Mg:Ca:K
35%o 400 1290 380 3,2:1:0,9

+ Ngoài ra còn đảm bảo các yếu tố sau:  NH3 < 0,5mg/l ; H2S = 0 ; Fe 2+ = 0,02mg/l

Biến động thủy triều

Tránh chọn những địa hình làm ao nuôi thấp hơn với mức tràn thuỷ triều,  nước từ thuỷ triều tràn vào ao sẽ làm bẩn ao, gây bệnh ở tôm. Vậy nên cân nhắc khi lựa chọn khu vực đào ao phù hợp nhất là các vùng hạ lưu sông.

Vì nhiều nơi nước ngầm bị nhiễm mặn nặng nên việc theo dõi biến động thuỷ triều thường xuyên để cung cấp nước cho ao nuôi là điều vô cùng phổ biến. Bà con nên chọn những con nước lớn để lấy được nước sạch, dung tích nhiều hơn và thời gian bơm nước nhanh hơn.

Biên độ dao động của thuỷ triều tầm từ 1m đến 3m thì phù hợp để lấy nước. Làm để giai đoạn gạn ao, phơi khô và loại bỏ chất cặn bẩn khỏi ao được diễn ra dễ dàng.

+ Chất đất 80% là cát, thì nước sẽ ao sẽ rất dễ bị rò rỉ, khiến bờ ao dễ bị xói mòn.

+ Tỷ lệ đất sét quá cao sẽ làm cho nền đáy ao bị cứng, quá trình nuôi tôm sẽ rất dễ tích tụ chất hữu cơ( phân, thức ăn thừa) dưới đáy ao.

–> Nên chọn làm ao tôm ở những nơi có chất lượng đất thịt pha cát, độ kết dính cao.

Tiêu chuẩn chọn đất xây dựng ao nuôi

+ Nên lựa chọn các vùng đất thịt có tỷ lệ cát ít hơn 50% để dễ tạo độ kết dính.

+ pH của đất > 5

Cách kiểm tra pH đất

+ Sử dụng máy đo độ pH chuyên dụng cho đo đất

+ Cách đo:

Bước 1: Cắm bộ phận  đo độ sâu phù hợp, đo đúng ở độ sâu dự tính đào ao thì càng tốt.

Bước 2: Kiểm tra kết quả theo thang đo tương ứng từ 3 – 8:

+ pH>5 thì đây chính là khu vực phù hợp để xây dựng ao nuôi

+ pH<4 thì nên xem xét lại việc nên xây dựng ao nuôi hay không, nếu xây dựng thì phải đánh đổi ao nuôi sẽ bị phèn. Bắt buộc đầu tư chi phí lớn để cải thiện chất lượng ao nuôi.

Hạ tầng cơ sở

– Phần cơ sở hạ tầng trong khu vực nuôi tôm là rất cần thiết vì cần phải thấy được lối vào trại bằng đường bộ hoặc đường thủy có thích hợp hay không. Vì thời gian vận chuyển tôm giống mua từ trại sản xuất tôm giống về trại nuôi tôm thịt không mất nhiều thời gian,. Còn việc vận chuyển tôm thịt sau thu hoạch đến nơi tiêu thụ, chế biến cũng cần nhanh chóng.

Địa hình, địa chất

+ Nên lựa chọn xây ao nuôi tôm ở các vùng cao triều, vùng đất thịt, thịt pha cát và đất sét để thuận lợi lợi cho việc chăn nuôi tôm

+ Trong đất không được có các kim loại nặng như: Fe (sắt), Pb (chì), Zn (Kẽm),…

Thảm thực vật

 

Trong nuôi trồng thuỷ sản thường có trung bình 50 loại thực vật phù du có mặt nhưng thông thường chỉ có một số loài gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái ao nuôi. Các loại thực vật phù du này thường xuất hiện ở những  nơi có nhiều phù sa, nhiều động thực vật xung quanh. Vậy nên người nuôi thường phải bỏ ra một chi phí khá lớn để có thể đầu tư hệ thống bảo vệ ao trước các tác động của môi trường bên ngoài.

Lựa chọn địa điểm chuyên canh tác ao nuôi xung quanh sẽ rất phù hợp để xây dựng ao nuôi, Tránh làm ở những khu vực có thời tiết khắc nghiệt, nhiều động thực vật phát triển.

Ngoài ra yếu tố cần lưu tâm chính là tảo độc, chúng thường xuất hiện phổ biến tại các vùng nước ngọt, nước lợ. Nếu cảm sự xuất hiện dày đặc của tảo lam (Microcystis, Anabaena và Planktothrix) thì phải cân nhắc lại việc nuôi tôm tại khu vực này.

Các yếu tố khác

– Lựa chọn những nơi có nguồn điện lưới, thuận tiện cho giao thông đi lại, gần các dịch vụ cung cấp sản phẩm cho nghề nuôi tôm.

– Tránh xa những khu vực chịu sự ô nhiễm của chất thải công nghiệp, chăn nuôi gia súc, canh tác, nước thải sinh hoạt,…

– Một số khó khăn về nguồn nhân lực lao động, nơi cung cấp thức ăn cho tôm, hệ thống mạng di động, internet, điện năng và an ninh khu vực cũng cần phải được xem xét.

Tham khảo: Làm thế nào nuôi tôm đạt hiệu quả cao

_______________________

Với nhiều bà con, việc nuôi tôm như là “nuôi tính mạng” của mình vậy, vì vậy ngay từ lúc bắt đầu, hãy tạo tiền đề vững chắc bằng cách lựa chọn địa điểm nuôi tôm phù hợp. Từ đó chúng ta mới có thể tập trung nuôi dưỡng những con tôm phát triển khoẻ mạnh, tạo ra năng suất cao sau mỗi vụ thu.

Tham khảo :

https://tomgiongrangdong.com/tiet-kiem-chi-phi-thuc-an/

https://tomgiongrangdong.com/4-dieu-quan-trong-khi-uong-tom-giong/

https://tomgiongrangdong.com/bot-trang-trong-ao-nuoi-tom/

Rạng Đông chúc bà con có một vụ nuôi thành công!!

👍 Fanpage FB: https://www.facebook.com/RangDongthuysan.Trangtrainuoitom.NinhThuan/
👍Tiktok:https://www.tiktok.com/@tomgiongrangdong
👍ZALO:https://www.zalo.com/@tomgiongrangdong
👍 WEBSITE:https://tomgiongrangdong.com/
👉 Hãy liên hệ ngay để được hỗ trợ và tư vấn
📞 HOTLINE : 0983952799

0983-952-799