Các giải pháp

Danh mục sản phẩm

Giới thiệu

Sản phẩm nổi bật

Tin tức nổi bật

Làm gì để phục hồi đáy ao tôm lâu năm

Ngày đăng 16/01/2024

 

Làm gì để phục hồi đáy ao tôm lâu năm

Làm gì để phục hồi đất đáy ao nuôi có nhiều vai trò quan trọng như dễ gây được màu nước trong tháng đầu, cung cấp các khoáng chất hòa tan cần thiết cho nước, tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm mới thả… Nhưng thường sau 1 – 2 năm, qua nhiều vụ nuôi, đất đáy ao tôm bị “lão hóa” dần, trở nên “trơ”, thiếu khoáng chất trầm trọng và cấp độ “lão hóa” sẽ tăng mạnh qua nhiều năm kế tiếp (trên 5 năm) nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời. Khi đáy ao ngày càng bị “lão hóa” gây nên “nhiều trục trặc” trong suốt quá trình nuôi.

1)Dấu hiệu nhận biết đất đáy ao lâu năm 

  • Để nhận biết đáy ao nuôi tôm của mình có bị lão hóa hay không, bà con có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
    • Khi đo độ kiềm, độ pH trong ao thấy không ổn định, thường xuyên xảy ra biến động bất thường so với các vụ nuôi trước.
    • Quá trình nuôi của bà con vẫn tuân theo các quy trình chặt chẽ nhưng rất khó để gây màu nước, tảo trong ao không ổn định và kém phát triển, đặc biệt là trong tháng nuôi đầu tiên hay mất tảo đột ngột.
    • Đáy ao lão hóa làm chất lượng môi trường nước không ổn định khiến tôm chậm phát triển, dễ nhiễm bệnh, bị mềm vỏ, lột không hoàn toàn và hay bị dính vỏ. Tỷ lệ tôm chết sau mỗi lần lột xác cao hơn so với bình thường, tỷ lệ tôm chết đáy tăng 3-7%.

 

2)Làm cách nào để phục hồi đáy ao tôm bị lão hóa do nuôi lâu năm?

Để phục hồi đáy ao tôm bị lão hóa do nuôi lâu năm, điều quan trọng là bà con cần cải tạo lại đáy ao. Bà con có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây của Biogency:

  • Tháo cạn nước cả ao lắng và ao nuôi, loại bỏ tất cả địch hại có trong ao ở vụ nuôi trước như cua, ốc, côn trùng… Có thể rào lưới xung quanh nếu ao nuôi có nhiều địch hại xâm nhập.
  • Sử dụng vôi bột rải khắp bề mặt đáy ao với liều lượng từ 20-30kg/1000 mét vuông (hoặc 30-40kg/1000 mét vuông đối với đất phèn). Vì đất ở đáy ao cung cấp khoáng thụ động cho tôm và cũng lấy thụ động khoáng có trong nước. Do đó, để cung cấp thêm khoáng cho đất, bà con có thể rải thêm khoáng kèm khi rải vôi để cung cấp thêm khoáng cho đất. Liều lượng sử dụng Stomi tùy thuộc vào độ kiềm của đất. (Tham khảo: Cách sử dụng vôi nuôi tôm
  • Cày, xới kỹ lớp đất ở đáy ao để diệt hết các địch hại còn sót lại và diệt khuẩn trong lớp bùn, giải độc tích tụ ở đáy ao, trung hòa độ pH.
  • Phơi đáy ao từ 7-10 ngày đến khi khô cứng nền đáy là tốt nhất.

Cày xới để phục hồi đáy ao tôm

Sau khi phục hồi đáy ao tôm xong, bà con lấy nước vào ao nuôi, tiến hành gây màu nước để thả vụ nuôi mới. Lưu ý rằng nước phải được xử lý trước các tạp chất, mầm bệnh… (bà con nên dùng ao lắng để xử lý nước). Bà con cần tập trung nâng độ kiềm của nước để giúp gây tảo, tạo màu nước tốt và độ pH phù hợp trong suốt quá trình nuôi, đặc biệt là tháng nuôi đầu tiên. Độ kiềm phù hợp nhất để nuôi tôm thẻ chân trắng là từ 120 đến 180 mg CaCO3/l.

Để quá trình gây màu nước diễn ra thuận lợi, bà con nên sử dụng men vi sinh Microbe-Lift AQUA C với liều lượng: 100ml AQUA C + 20-50 lít nước ao + 3 lít mật rỉ sạch (không chứa các chất diệt khuẩn) khuấy đều, sục khí mạnh liên tục 24 tiếng, sử dụng liên tục trong vòng 3 ngày sẽ giúp gây màu nước trà nhạt/đọt chuối non đạt chuẩn để thả giống. (liều dùng ở trên sử dụng cho ao 1000 mét khối nước).

Trong suốt quá trình nuôi, bà con nên ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý khí độc, bùn đáy cũng như thức ăn thừa, phân tôm… để giúp tạo môi trường ổn định cho ao nuôi phát triển tốt nhất. Đồng thời nên cung cấp thêm khoáng, Vitamin vào nước nuôi để vừa bổ sung cho tôm, vừa cung cấp khoáng cho nền đáy ao, tránh đáy ao bị lão hóa.

Lưu ý:

Để tránh trường hợp đáy ao bị lão hóa lặp lại, bà con cần:

  • Tiến hành cải tạo lại đáy ao sau mỗi vụ nuôi. Giữa 2 vụ nuôi cần có thời gian nghỉ ít nhất 30 ngày để cải tạo và phục hồi đáy ao tôm, tiêu diệt mầm bệnh, khoáng hóa.
  • Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng như hóa chất cấm trong danh mục của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định để cải tạo đáy ao.
  • Trường hợp nếu không thể phơi ao sau mỗi vụ nuôi, bà con có thể bơm cạn nước, dùng máy cào chất thải về góc ao sau đó bơm chất thải ra ngoài và tiến hành rải vôi theo liều lượng ở trên.

3)Giải pháp phục hồi đáy ao lâu năm

Đất ao nuôi cung cấp thụ động một số khoáng chất cho tôm. Đất ao nuôi cũng “sử dụng” thụ động một số khoáng chất trong nước. Tôm nuôi sử dụng chủ động lượng lớn khoáng chất trong nước ao nuôi (hơn đất sử dụng). Do đó, giải pháp chính giúp đáy ao tránh bị “lão hóa” là cần phải bổ sung khoáng vào nước ao với lượng đủ và thừa hợp lý. Đủ là cho tôm sử dụng, thừa là ngoài phần tôm chủ động sử dụng, còn lại đất thụ động sử dụng.

1.Chuẩn bị ao nuôi

  • Cày xới và phơi đáy ao theo cách thông thường.
  • Bón vôi theo pH đất.
  • Rải đều trên mặt đáy ao dùng Stomi 2-3 kg/1.000 m2 kết hợp dùng vôi Dolomite 25 kg/1.000 m2 (chọn loại tốt nhất).
  • Lấy nước vào ao nuôi, tập trung nâng độ kiềm (hệ đệm) giúp tăng độ ổn định màu tảo (màu nước, pH) trong suốt vụ nuôi (nhất là tháng nuôi đầu).

Độ kiềm                       Bón Stomi

Dưới 50 ppm              5 kg/1.000 m3

Dưới 70 ppm              4 kg/1.000 m3

Dưới 90 ppm              3 kg/1.000 m3

Tùy theo thực tế mỗi ao nuôi bổ sung 3-5 đợt liên tục (mỗi đợt cách nhau 1-5 ngày) đến khi độ kiềm trên 100 ppm (mật độ 100-120 con/m2), trên 120 ppm (mật độ trên 120 con/m2).

Khi độ kiềm ở mức trên 100-120 ppm nhờ Stomi tác động thì hệ đệm vững vàng, giúp ổn định màu nước, pH trong suốt vụ nuôi.

2.Định kỳ trong suốt quá trình nuôi

  • Cách 1: 6-7 ngày bổ sung Stomi 1 lần
  • Cách 2: 3-4 ngày bổ sung Stomi 1 lần

Cách 2 ưu việt hơn vì mật độ nuôi cao, chu kỳ lột xác liên tục nên việc bổ sung Stomi 3-4 ngày là đáp ứng kịp thời nhất cho nhu cầu nước ao và tôm nuôi.

Có thể tạm ước tính cứ mỗi mật độ 50 con/m2 là cần 0,5 kg Stomi/1.000 m3/lần, 3 ngày lặp lại (ví dụ: 100 con/m2 là 1 kg Stomi/1.000 m3, 200 con/m2 là 2 kg Stomi/1.000 m3).

Đối với ao lót bạt, phần khoáng mất đi do đất sử dụng sẽ không nhiều nhưng tôm lại sử dụng khá nhiều do mật độ tôm thả cao, lượng Stomi ước tính theo mật độ 60 con/m2 là 0,5 ppm (ví dụ: 120 con/m2 là 1 kg Stomi/1.000 m3, 240 con/m2 là 2 kg Stomi/1.000 m3)

 

Lưu ý:

Để tránh trường hợp đáy ao bị lão hóa lặp lại, bà con cần:

  • Tiến hành cải tạo lại đáy ao sau mỗi vụ nuôi. Giữa 2 vụ nuôi cần có thời gian nghỉ ít nhất 30 ngày để cải tạo và phục hồi đáy ao tôm, tiêu diệt mầm bệnh, khoáng hóa.
  • Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng như hóa chất cấm trong danh mục của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định để cải tạo đáy ao.
  • Trường hợp nếu không thể phơi ao sau mỗi vụ nuôi, bà con có thể bơm cạn nước, dùng máy cào chất thải về góc ao sau đó bơm chất thải ra ngoài và tiến hành rải vôi theo liều lượng ở trên.

CÁC TIN TỨC KHÁC BIỆT

0983-952-799