Các giải pháp

Danh mục sản phẩm

Giới thiệu

Sản phẩm nổi bật

Tin tức nổi bật

Vai trò của việc ương tôm giống

Ngày đăng 01/03/2023

Ương tôm giống là quá trình thay đổi điều kiện sống của tôm Postlarvae từ môi trường bể xi măng ra môi trường tự nhiên. Tôm giống từ 10 – 15 ngày tuổi, việc thả nuôi sẽ dễ khiến tôm chết gây tổn thất lớn cho các hộ nuôi. Để khắc phục điều này, các hộ nuôi đã áp dụng biện pháp ương tôm giống. Việc ương tôm giống đúng cách sẽ giúp:

– Cách thả tôm giống khi ương đạt tỷ lệ sống cao:

Để ương tôm giống đạt tỷ lệ sống cao, bà con có thể tham khảo các bước dưới đây:

Giai đoạn 1: Trước khi thả giống để ương tôm

  • Bà con nên kiểm tra độ mặn và pH của ao trước 2 – 3 ngày, và báo cho trại giống biết. Điều này giúp bà con có thể khống chế được sự chênh lệch của độ mặngiữa ao nuôi và trong bể giống không quá 5‰.
  • Toàn vùng nuôi nên tập trung thả giống trong 3 – 4 ngày. Cần chạy quạt nước 8 – 12 giờ trước khi thả giống để đảm bảo lượng oxy hòa tan trong ao phải lớn hơn 6 mg/l đối với tôm thẻ chân trắng, sau đó tắt quạt và tiến hành thả giống.

Giai đoạn 2: Trong khi thả giống ương tôm

  • Không nên thả tôm giống vào những ngày mưa hoặc gió mùa. Tốt nhất nên thả tôm giống vào những ngày nắng nhẹ, thả tôm vào lúc sáng sớm hoặc
  • Sau khi tôm giống giống được vận chuyển tới ao, cần cho túi chứa tôm xuống ao ngâm 15 – 20 phút để cân bằng nhiệt độ giữa túi tôm và môi trường ao. Có 2 cách để bà con có thể thả tôm giống xuống ao trong giai đoạn này là:

+ Cách 1: (Trường hợp độ mặn không quá 5‰). Sau khi để 15 – 20 phút, túi tôm cân bằng với nhiệt độ môi trường, mở bao cho tôm bơi ra từ từ. Nên thả giống cách bờ 2 – 3 mét, thả nhiều điểm để tôm phân tán đều trong ao.

+ Cách 2: (Trường hợp độ mặn quá 5‰). Bà con chuẩn bị 1 cái thau lớn (khoảng 20 lít) và máy sục khí. Đổ các bọc tôm giống vào thau, mật độ khoảng 10,000/thau và bắt đầu sục khí, tiếp tục cho thêm nước ao từ từ vào thau để tôm thích nghi với môi trường nước ao. Sau 10 – 15 phút, nghiêng thau cho tôm bơi ra từ từ. Theo cách này, những con giống chết sẽ tụ lại dưới đáy thau.

Giai đoạn 3: Sau khi thả giống ương tôm

Bà con nên thường xuyên quan sát xem tình trạng của tôm sau khi thả giống. Đặc biệt các chỉ tiêu sau:

  • Điều chỉnh pH ở mức 7.5 – 7.8, biến động pH buổi sáng và chiều không quá 0.5 độ.
  • Độ kiềm cần giữ ở mức 150 – 180, tránh trường hợp tôm thả vài ngày thì kiềm xuống thấp, làm suy giảm hệ sinh vật có lợi trong ao dẫn đến ao nuôi mất
    • Nâng cao tỷ lệ sống của tôm:Nếu bà con thả tôm giống trực tiếp xuống ao ngay sau khi bắt ở trại về thì tỷ lệ sống của tôm rất thấp. Để tăng tỷ lệ sống cho tôm, nhiều hộ nuôi đã đầu tư việc ương tôm giống trước khi thả nuôi.
    • Giảm tỷ lệ hao hụt tôm giống:Thông thường, tôm mua trực tiếp tại trại và thả xuống ao thì sẽ hao hụt rất lớn (hơn 20%). Vì ở giai đoạn này, tôm còn rất nhỏ và yếu khiến tỷ lệ sống sót thấp. Bên cạnh đó, tỷ lệ này còn có thể cao hơn đối với những tôm giống yếu, vận chuyển quãng đường xa, đóng gói không tốt.
    • Giảm chi phí con giống tối đa:Đối với một số hộ nuôi, bà con thường sử dụng con giống thả trực tiếp xuống ao, điều này làm tỷ lệ tôm sống sót rất thấp, vì tôm còn nhỏ chưa thích nghi được với môi trường. Chính vì vậy, khi ương tôm giống, bà con có thể tiết kiệm được chi phí tối đa về con giống, tránh trường hợp thả tôm trực tiếp xuống ao không qua ương dưỡng làm tôm chết, phải thay đổi giống và vệ sinh lại ao.

    chiều mát để tránh làm sốc tôm. Thả tôm ở đầu gió để tôm có thể phân tán đều khắp ao.

  • màu nước, đồng thời tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại tăng mạnh gây hại cho tôm.
  • Luôn đảm bảo lượng oxy hòa tan trong ao > 4 ppm.
  • Ngoài ra, bà con nên bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng cho tôm và hạn chế tình trạng sốc do thay đổi môi trường.
0983-952-799