Các giải pháp

Danh mục sản phẩm

Giới thiệu

Sản phẩm nổi bật

Tin tức nổi bật

BỆNH XUẤT HUYẾT ĐƯỜNG RUỘT TRÊN TÔM

Ngày đăng 12/06/2023

BỆNH XUẤT HUYẾT ĐƯỜNG RUỘT TRÊN TÔM

-Xuất huyết đường ruột là một bệnh khá phổ biến trên tôm nuôi mà bà con hay gặp phải, nếu không phát hiện và có cách xử lý kịp thời sẽ làm tôm chết nhanh, gây thiệt hại nặng về sản lượng tôm.Vậy làm sao để nhận biết được một cách chính xác nhất về bệnh này cũng như cách phòng và điều trị bệnh như thế nào cho hiệu quả, quý bà con có thể tham thảo ngay dưới đây.

  1. Biểu hiện bệnh.

    –  Đường ruột bị loãng, phân đứt khúc hay đường ruột bị cong, tắc nghẽn. – Bệnh xuất huyết ở tôm  (EMS) – Nguyên nhân và cách phòng bệnh
    – Quan sát dưới kính hiển vi thấy các chấm li ti màu đỏ trên thành đường ruột. Trường hợp bị nặng quan sát bằng mắt thường thấy đường ruột ửng hồng hoặc đỏ.

https://tomgiongrangdong.com/hoai-tu-gan-o-tom/

2. Nguyên nhân gây ra bệnh.

– Nhiễm vi khuẩn Vibrio.

– Thức ăn bị nấm mốc.

– Do tảo độc ảnh hưởng đến gan tụy, đường mật, đường ruột làm tôm không tiêu hóa được thức ăn dẫn đến ngộ độc, nguy cơ nhiễm khuẩn cao.

– Tôm bị nhiễm ký sinh trùng

– Thời tiết thay đổi đột ngột, ao có khí độc,…

Bệnh xuất huyết ở tôm  (EMS) – Nguyên nhân và cách phòng bệnh–https://tomgiongrangdong.com/3-dieu-ba-con-nen-biet-phong-benh-bien-den-o-tom/

  1. Cách phòng bệnh.

    – Trong quá trình cải tạo ao nếu là ao đất thì cần phải sên vét bùn, bã hữu cơ đáy ao để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển gây bệnh cho tôm. , để khử phèn, khử độc tố kim loại nặng ao nuôi tôm.

    – Chọn con giống sạch bệnh, chất lượng để thả nuôi.

    – Sử dụng các chế phẩm vi sinh thường xuyên để xử lý nước, xử lý tảo trong ao nuôi giúp môi trường nước ao sạch, tôm khỏe.

    – Duy trì quạt nước để hàm lượng Oxy hòa tan luôn đạt > 4ppm, giúp tôm ăn mạnh, tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

    – Tùy theo mật độ thả nuôi nên cho ăn hợp lý, tránh dư thừa thức ăn làm ô nhiễm môi trường nước, tôm dễ mắc bệnh hơn.

    Cho tôm ăn định kỳ sẽ ngăn chặn được tôm bị bệnh xuất huyết đường ruột. Dùng định kỳ 5 – 7 ngày (ngày 2 cữ), liều dùng 25 ml/kg thức ăn, trộn đều để khoảng 30 phút cho tôm ăn.

    – Ngoài ra có thể trộn thêm Khoángđể giúp tôm có sức đề kháng tốt vượt qua ngưỡng bệnh hại.

    -Tốt nhất nên hạn chế lượng thức ăn trong thời gian này vì đường ruột tôm đang yếu, dễ bị tắc nghẽn. Nếu quan sát thấy tôm ăn yếu hay bỏ ăn thì đừng nên thêm thức ăn mà nên ngưng 1 ngày rồi mới cho tôm ăn lại.

    https://tomgiongrangdong.com/https-tomgiongrangdong-com-benh-truyen-nhiem-tom/

                                                  Bệnh xuất huyết ở tôm  (EMS) – Nguyên nhân và cách phòng bệnh.

 


Rạng Đông chúc bà con có một vụ nuôi thành công!!

Địa chỉ: Mỹ tường – Ninh Hải – Ninh Thuận

Điện thoại: 0983952799-0969952799

Email: thuysanrangdong@gmail.com

Website: http://tomgiongrangdong.com

Facebook: https://www.facebook.com/Thuysanrangdong/

 

0983-952-799